Vận tải đường biển là gì? Quy trình và chi phí vận chuyển


Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu, giúp luân chuyển hàng hóa với chi phí tối ưu. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình vận chuyển hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí. Vậy làm thế nào để tối ưu chi phí vận tải biển? Hãy cùng Naipot tìm hiểu rõ hơn về khái niệm vận tải đường biển là gì, quy trình và chi phí vận chuyển trong bài viết dưới đây. 

Vận tải đường biển là gì? Quy trình và chi phí vận chuyển

Vận tải đường biển là gì? Quy trình và chi phí vận chuyển

Vận tải đường biển là gì? 

Vận tải đường biển là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu qua các tuyến hàng hải, kết nối các cảng biển trên thế giới. Đây là hình thức vận tải quan trọng trong thương mại quốc tế, đặc biệt phù hợp với những mặt hàng có khối lượng lớn, thời gian giao hàng linh hoạt và chi phí cần tối ưu.

Tìm hiểu vận tải đường biển là gì?

Tìm hiểu vận tải đường biển là gì?

Ví dụ, một doanh nghiệp tại Việt Nam xuất khẩu gạo sang Nhật Bản. Do gạo là hàng hóa có khối lượng lớn và không yêu cầu giao ngay, chủ thầu sẽ chọn vận tải đường biển để tiết kiệm chi phí. Tàu chở hàng xuất phát từ cảng Cát Lái và cập bến tại cảng Yokohama sau khoảng 10 ngày.

Những mặt hàng nào nên vận chuyển đường biển 

Những mặt hàng nên chọn vận tải bằng đường biển

Những mặt hàng nên chọn vận tải bằng đường biển

Vận tải đường biển phù hợp với những loại hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh, thời gian giao hàng linh hoạt và chi phí cần tối ưu. Dưới đây là một số mặt hàng phổ biến thường được vận chuyển bằng đường biển:

  • Hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh: máy móc công nghiệp, thiết bị xây dựng, xe ô tô, xe máy, linh kiện.
  • Hàng hóa khô, nông sản, thực phẩm chế biến: gạo, cà phê, hạt điều, đường, muối, bột mì.
  • Hàng hóa lỏng, hóa chất, nhiên liệu: dầu thô, xăng, khí lỏng.
  • Hàng điện tử, linh kiện (không cần giao ngay): Máy móc, thiết bị điện tử công nghiệp, linh kiện máy tính, điện thoại, tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa.
  • Hàng siêu trường, siêu trọng: Kết cấu thép, dầm cầu, tháp gió, tàu thuyền cỡ lớn, hệ thống dây chuyền sản xuất, bồn chứa hóa chất, các cấu kiện bê tông đúc sẵn.

Quy trình vận tải đường biển

Vận tải đường biển là một quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước từ khi hàng hóa được đóng gói cho đến khi được giao tận tay người nhận. Dưới đây là quy trình chi tiết mà doanh nghiệp cần nắm rõ:

Quy trình trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Quy trình trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Chuẩn bị hàng hóa

Trước khi vận chuyển, hàng hóa cần được chuẩn bị kỹ lưỡng:

  • Đóng gói: Hàng hóa cần được đóng gói chắc chắn, an toàn để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

  • Phân loại hàng hóa: Cần chắc chắn hàng hóa được phân loại đúng theo yêu cầu vận chuyển đường biển (hàng khô, hàng đông lạnh, hàng nguy hiểm…) 

  • Dán nhãn và khai báo: Tiến hành dán nhãn để phân loại hàng và khai báo đầy đủ thông tin về hàng hóa cho hải quan. 

Chọn phương thức vận chuyển và đặt booking

Sau khi chuẩn bị hàng hóa, doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp:

  • FCL (Full Container Load): Hàng chất đầy container, thường dùng cho các lô hàng lớn.

  • LCL (Less than Container Load): Hàng không đủ full toàn bộ container, cần ghép chung với các đơn hàng khác.

  • Booking: Doanh nghiệp liên hệ với hãng tàu để đặt chỗ cho lô hàng, thông báo về loại container và thời gian vận chuyển.

Vận chuyển nội địa tới cảng xuất

Sau khi đặt booking, tiến hành vận chuyển hàng từ kho đến cảng xuất hàng: 

  • Vận chuyển bằng xe tải: Các thùng hàng sẽ được chuyển tới cảng bằng xe tải hoặc xe container, tùy vào loại hàng hóa và vị trí của kho.

  • Làm thủ tục tại cảng xuất: Làm các thủ tục xuất hàng tại cảng, gồm các giấy tờ liên quan đến hải quan, hóa đơn, phiếu xếp dỡ.

Thực hiện thủ tục hải quan và xuất khẩu

  • Khai báo hải quan: Doanh nghiệp phải khai báo hải quan cho lô hàng xuất khẩu, cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, giá trị, nguồn gốc.

  • Kiểm tra và thông quan: Các cơ quan hải quan sẽ kiểm tra và thông quan lô hàng trước khi tàu có thể xuất cảng. 

Vận chuyển hàng hóa trên biển

Hàng hóa sẽ được xếp lên tàu biển để vận chuyển tới cảng đích:

  • Chuyến đi trên biển: Thời gian vận chuyển có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy vào khoảng cách và tuyến đường biển. Trong thời gian này, tàu sẽ di chuyển qua nhiều cảng trung chuyển nếu cần thiết.

  • Theo dõi lô hàng: Doanh nghiệp có thể theo dõi trạng thái của lô hàng qua hệ thống tracking của hãng tàu hoặc thông qua đại lý.

Đến cảng đích và làm thủ tục nhập khẩu

Khi tàu cập cảng đích, hàng hóa sẽ được dỡ xuống và tiến hành các thủ tục nhập khẩu:

  • Kiểm tra hải quan: Hàng hóa sẽ được kiểm tra và làm thủ tục hải quan tại cảng nhập khẩu, tương tự như thủ tục xuất khẩu.

  • Thanh toán phí nhập khẩu: Các loại phí nhập khẩu sẽ được thanh toán, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản phụ phí liên quan.

Vận chuyển nội địa từ cảng nhập khẩu về kho

Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, lô hàng sẽ được vận chuyển từ cảng nhập về kho của doanh nghiệp:

  • Vận chuyển bằng xe tải hoặc xe container: Tùy vào địa chỉ nhận hàng, hàng hóa sẽ được chuyển đến tận nơi.

  • Nhận hàng và kiểm tra: Doanh nghiệp nhận hàng và kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa theo hợp đồng.

Kết thúc giao nhận

Cuối cùng, quá trình giao nhận hàng hóa hoàn tất. Doanh nghiệp sẽ xác nhận với đối tác hoặc khách hàng về việc nhận hàng và giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) như thiếu hàng, hàng bị hư hỏng, sai kích thước,...

Xem thêm: LCL là gì? Tìm hiểu ưu điểm và quy trình vận chuyển 

Những chi phí cần trả khi vận tải đường biển 

Những chi phí cần trả trong vận tải đường biển

Những chi phí cần trả trong vận tải đường biển

Khi vận tải hàng hóa bằng đường biển, bạn cần thanh toán nhiều loại chi phí khác nhau. Dưới đây là các khoản chi phí chính:

  • Cước vận chuyển đường biển: Phí vận chuyển hàng từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu. Có thể tính theo khối lượng kg, tấn hoặc thể tích (CBM). 
  • Phí tại cảng (local charge): Phí bốc dỡ container (phí THC), phí gom hàng (CFS), phí lệch hàng giao tại cảng nhập (phí DO), phí dịch vụ của cảng tàu (phí Handling)
  • Phí chứng từ và thủ tục hải quan: Phí phát hành vận đơn (phí B/L) và phí hải quan (phí khai báo và kiểm hóa) 
  • Phí kiểm dịch, hun trùng (nếu có): Áp dụng cho hàng thực phẩm, nổng sản, gỗ, vải,...
  • Phí lưu container và lưu bãi: Phí lưu container tại cảng và phí lưu xe ngoài cảng 
  • Phụ phí nhiên liệu: Phí BAF, phí CAF, phí mùa cao điểm

Tùy vào tuyến vận chuyển, loại hàng và hãng tàu, các phí này có thể thay đổi. Bạn cần kiểm tra chi tiết trước khi vận chuyển. 

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã nắm rõ được khái niệm vận tải đường biển là gì, quy trình và các chi phí vận chuyển cần thanh toán. Hiểu rõ quy trình và các chi phí liên quan sẽ giúp bạn tối ưu hóa quá trình vận chuyển quốc tế. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về vận tải đường biển hoặc có nhu cầu đặt hàng Trung Quốc về Việt Nam, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 1900.633.432

Fanpage: Naipot - Order hàng Trung Quốc 

TikTok: Naipot - Nhập hàng Trung Quốc